Cuộc cách mạng 4.0 được nhắc tới nhiều bởi lãnh đạo các cấp, bởi các phương tiện truyền thông, vậy cuộc cách mạng này tác động thế nào tới sự phát triển của ngành cơ khí Việt Nam.
Về tác động tích cực có thể sơ bộ như sau:
Bên cạnh tác động tích cực, cuộc cách mạng này cũng đem lại tác động tiêu cực sau: Với hệ thống thông tin và dữ liệu được chia sẻ rất mạnh như hiện nay, nơi nào, nước nào tổ chức sản xuất tốt nhất, có định hướng, có hỗ trợ, có cơ chế chính sách của chính phủ tốt nhất sẽ làm chủ được thị trường, nếu các doanh nghiệp của chúng ta không có kỹ năng tìm hiểu thông tin, sẻ dụng dữ liệu chia sẻ dữ liệu... nếu chính phủ không có định hướng tốt, các doanh nghiệp không có khả năng đón nhận được thông tin thì sẽ không tham gia được vào chuỗi cung toàn cầu, thậm chí bị mất ngay thị trường trên sân nhà; Hơn nữa, sự xuất hiện các công nghệ gia công mới, phi truyền thống không đòi hỏi đầu tư lớn, không thâm dụng lao động nên các nước phát triển sẽ càng dễ dàng hơn chiếm lĩnh thị trường. Công nghệ mới cũng có thể tạo ra thất nghiệp cho người lao động với kỹ năng đơn giản.
Các rào cản đối với ứng dụng công nghiệp 4.0 tại các doanh nghiệp
Cuộc cách mạng 4.0 được nói rất nhiều trên các diễn đàn và các phương tiện truyền thông, tuy nhiên có vẻ như nó chưa xảy ra với hầu hết các doanh nghiệp của ngành cơ khí, nguyên nhân có thể sơ bộ như sau:
Khuyến khích các chính sách của nhà nước để các doanh nghiệp/ngành sản xuất chế tạo ứng dụng, phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty cần làm rõ thực chất của cách mạng 4.0 cho các doanh nghiệp/ngành sản xuất chế tạo từ đó có trợ giúp, định hướng cho các doanh nghiệp. Các bộ nên thành lập các ban chỉ đạo để trợ giúp, định hướng các doanh nghiệp tham gia vào cuộc cách mạng 4.0.
Như đã nói ở trên, cuộc các mạng 4.0 tác động vào khâu tìm kiếm công việc, quản lý, thiết kế và sản xuất, chế tạo. Các doanh nghiệp có thể chủ động trong đầu tư công nghệ mới, trong quản lý doanh nghiệp, trong thiết kế và sản xuất chế tạo, tìm kiếm đơn hàng, nhưng việc vươn ra thị trường nước ngoài hoặc bảo vệ thị trường trong nước nhiều khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp, của một ngành, việc này liên quan đến đường lối chính sách của cả một quốc gia, rất cần có sự chỉ đạo, định hướng của Chính phủ. Việc này kiến nghị Chính phủ có bảo vệ và bảo hộ thị trường có thời hạn và điều kiện để ngành cơ khí có điều kiện thực hiện cuộc cách mạng 4.0.